Học Cô Em Trendy cùng hội mỹ nhân mix quần jeans dáng rộng sành điệu đón thu
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.Alibaba.com giới thiệu công cụ Smart Assistant tích hợp Al
Tiếng - biển - xanh là sự nối tiếp các quãng 5 và 4 đúng nghe vô cùng "Bắc". Đây là một điều tôi cho là rất thú vị. Tôi chợt nhớ có một đạo diễn nói với tôi rằng: “Thanh để ý những giai điệu của Trịnh Công Sơn đi! Nó rất Huế không phải vì thang âm, mà là vì ngữ điệu khi hát lên, nghe nó như người Huế đang nói”. Và đúng như thế, nhạc Dương Thụ cũng vậy, cái chất Bắc nó nằm ở ngữ điệu ca từ, chứ không hẳn chỉ là thang âm. Thế mới biết không cần phải bê nguyên ngũ cung vào thì mới “vùng miền”. Nhất là nếu không đủ kiến thức, sẽ vô tình nghe thành "Chinese" hay một dân tộc châu Á nào khác cũng là chuyện dễ hiểu. Trào lưu này thật đáng ngại mà nếu có dịp, tôi sẽ nói sâu. Hãy xem người Nhật làm pop, jazz và classic đi, họ không "địa phương" một cách ấu trĩ, mà luôn hòa nhập dòng chảy của thế giới rất chuẩn mực, ngang ngửa, không hề lép vế. Nhưng chất Nhật vẫn ẩn hiện đâu đó một cách tự nhiên.
Top 5 kem dưỡng bổ sung collagen lấp đầy nếp nhăn cho làn da tươi sáng
Tại Việt Nam có tới khoảng 85% trẻ em Việt Nam bị sâu, sún răng sữa." Sâu răng có thể bắt đầu ngay khi chiếc răng đầu tiên mọc lên. Nếu không được điều trị, nó có thể gây đau, nhiễm trùng và phá hủy răng sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ.Nhiều người cho rằng thói quen ăn vặt và đồ ngọt, cùng với vệ sinh răng miệng kém, là nguyên nhân chính gây ra sâu sún răng. Tuy nhiên, nhiều người chưa nhận thức được nguyên nhân sâu xa của vấn đề này.Mảng bám trên răng là lớp màng trơn nhầy không màu, chứa hàng tỷ vi khuẩn và liên tục hình thành. Khi trẻ ăn, đặc biệt là đồ ngọt, vi khuẩn trong mảng bám "ăn" đường, sản sinh axit ăn mòn lớp men răng, gây sâu răng. Đồ ngọt càng nhiều, mảng bám càng hình thành nhanh chóng, thường tập trung ở các vị trí khó quan sát như kẽ răng, viền nướu, mặt sau của răng, khiến việc làm sạch trở nên khó khăn.Răng sữa của trẻ cũng đặc biệt nhạy cảm, vì men răng mỏng và ít khoáng hóa, dễ bị ăn mòn nếu không vệ sinh kỹ lưỡng. Vì vậy, để phòng ngừa sâu răng cho trẻ, việc đầu tiên và quan trọng nhất là làm sạch mảng bám.Theo Viện Nghiên cứu Nha khoa Quốc gia Hoa Kỳ, mảng bám không chỉ gây sâu răng mà còn dẫn đến viêm nướu và các bệnh về răng miệng khác. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ.Chưa hiểu rõ vai trò của làm sạch cơ học, nhiều phụ huynh chỉ tập trung vào việc chống lại vi khuẩn gây sâu răng. Trẻ nhỏ trong giai đoạn 1-3 tuổi thường không hợp tác, dẫn đến việc cha mẹ chọn các biện pháp đơn giản như xịt hoặc bôi mà bỏ qua khâu làm sạch mảng bám.Những biện pháp này không thể làm sạch răng triệt để. Nếu không thực hiện đúng cách, chúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Dù có sử dụng hoạt chất diệt vi khuẩn, nhưng nếu không làm sạch mảng bám và thức ăn thừa, chúng sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn khác, thúc đẩy hình thành mảng bám mới. Nếu cha mẹ không áp dụng các phương pháp làm sạch cơ học như đánh răng hay dùng gạc làm sạch bề mặt răng, sẽ vô tình tạo điều kiện cho mảng bám hình thành nhanh và dày hơn.Tốt hơn, cha mẹ cần tìm hiểu phương pháp làm sạch răng miệng phù hợp với từng độ tuổi của trẻ và hướng dẫn con thực hiện đúng ngay từ khi những chiếc răng đầu tiên xuất hiện.Để làm sạch răng cho trẻ hiệu quả, việc đầu tiên là loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám trên răng. Nếu bỏ qua bước này, các biện pháp như xịt hay bôi sẽ không phát huy tác dụng bảo vệ răng khỏi vi khuẩn gây sâu răng.Có nhiều phương pháp làm sạch mảng bám, nhưng không phải phương pháp nào cũng phù hợp với trẻ em, do tình trạng răng miệng nhạy cảm. Kết hợp làm sạch cơ học và sinh học với các hoạt chất là cách đơn giản mà mẹ có thể áp dụng.Làm sạch cơ học cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh tổn thương nướu và men răng. Khi chọn sản phẩm làm sạch, mẹ nên chọn loại không gây kích ứng, tránh khiến trẻ sợ hãi và không hợp tác.Trong giai đoạn 1-3 tuổi, ngoài việc hướng dẫn trẻ đánh răng, mẹ có thể sử dụng gạc vệ sinh răng miệng. Sản phẩm này giúp kiểm soát lực tác động, vệ sinh răng, lưỡi và nướu một cách hiệu quả. Điều này không chỉ giúp giữ răng miệng sạch sẽ mà còn xây dựng thói quen tốt trong chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ nhỏ.Không thể ngăn cấm con ăn kẹo nhưng giúp con làm sạch răng đúng cách là việc hoàn toàn có thể trong tầm tay của cha mẹ để giúp con có răng miệng khỏe về lâu dài! Chăm sóc răng sữa là việc vô cùng quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ. Gạc chống sâu sún răng Dr. Papie 1+ chính là giải pháp hoàn hảo mà mẹ cần để chăm sóc răng miệng cho bé yêu từ khi con tròn 1 tuổi.Trong mỗi miếng Gạc chống sâu sún răng Dr.Papie 1+ đều có thành phần Lactoferrin, Fibregum B, Xylitol, NaCl nên sẽ làm sạch và ngăn ngừa mảng bám cứng đầu, tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng, tái khoáng hóa men răng. Từ đó giữ cho nướu và lưỡi luôn khỏe mạnh, men răng cứng cáp, đồng thời đem lại hơi thở thơm mát tự nhiên.Thành phần dịch chiết lá hẹ trong gạc là kháng sinh tự nhiên, có tác dụng giảm viêm, giảm đau khi bé đang trong giai đoạn mọc răng lại an toàn tuyệt đối, không lo tác dụng phụ. Nhờ vậy, việc vệ sinh răng miệng cho bé không còn là nỗi lo của mẹ.Mẹ muốn con có hàm răng chắc khỏe và nụ cười tươi tắn, đừng bỏ qua Gạc chống sâu sún răng Dr.Papie 1+!Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:Địa chỉ: Số 28-30 TT4A, Khu đô thị Văn Quán - Yên Phúc, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà NộiSố lưu hành: 240001154/PCBA-HN
Dù là tân binh, nhưng đội bóng Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nhanh chóng thể hiện sự trên cơ, chủ động dâng cao vây bắt và gây sức ép về phía đội Trường ĐH Văn Hiến.Đã có không ít cơ hội được đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa tạo ra, nhưng lần lượt đội trưởng Lê Văn Thức đến Ngân Hoàng Phúc hay Ngân Như Dũng đều bỏ lỡ đáng tiếc, chấp nhận tỷ số hòa 0-0.Tân binh Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa được cả nước biết đến khi quật ngã đương kim á quân giải để đoạt vé dự VCK TNSV THACO cup 2025.Với đấu pháp phòng ngự kín kẽ và khoa học, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã hóa giải hàng công cực mạnh của đội Trường ĐH Thủy lợi ở màn so tài play-off. Trần Đức Hoan, Nguyễn Hoàng Danh, Trần Bảo Trung, Bùi Xuân Trường... đều là những hảo thủ tấn công hàng đầu của ĐH Thủy lợi sân chơi bóng đá sinh viên, nhưng đều bất lực trước lối chơi kỷ luật của tân binh giải đấu.Trên chấm luân lưu 11 m, dù sút hỏng cả hai quả đầu tiên, nhưng đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa vẫn ngược dòng ngoạn mục để thắng 3-2 chung cuộc, nhờ vậy đoạt tấm vé dự VCK TNSV THACO Cup 2025. Chỉ riêng chi tiết đó thôi cũng nói lên bản lĩnh của học trò HLV Nguyễn Công Thành.
FV ghép giác mạc từ thiện: Ánh sáng từ trái tim đến đôi mắt
Đây là lần đầu tiên mình đi chuyến xe về quê đón tết đầy "kiếp nạn". Bắt đầu là hành trình mua vé tàu đầy gian nan.Vé tàu từ Nha Trang đi Huế thì mình không thể "canh" online mua được. Nếu mua trực tiếp, cũng chỉ mua được chặng dài hơn Nha Trang đi Vinh (để về Huế), giá vé khá đắt, gần gấp 3 lần với vé xe. Mình buộc phải mua vé xe của nhà xe chuyên chạy tuyến chở khách du lịch, giá khá cao so với tuyến cố định. Có vé xe, ngày trở về quê đón tết của tôi những tưởng nhẹ nhàng hơn nhưng không hề. Giờ khởi hành được ấn định 19 giờ 30 thế nhưng mãi đến hơn 20 giờ mới có xe xuất hiện đón chúng tôi. Theo lý giải của người bán vé: "Ngày tết mật độ giao thông tăng cao, nên xe di chuyển chậm, mong hành khách thông cảm". Lúc lên xe tất cả đều hoan hỉ, trên mặt tôi hay những đồng hương vẫn còn háo hức, chờ đợi với suy nghĩ, ngủ một giấc, đến sáng sẽ thấy được những nẻo đường Huế yêu. Thế nhưng, hy vọng nhiều, thì vỡ mộng ngay khi xe chỉ vừa chạy ra khỏi địa phận TP.Nha Trang thì đã tắc đường kéo dài suốt hơn 2 tiếng đồng hồ. Qua các tỉnh khác, nhà xe cũng di chuyển chậm hơn, khiến hành trình từ về quê vốn chỉ 12 tiếng, ngày tết kéo dài 22 tiếng.Cảnh tắc đường kéo dài, bác tài vừa lái xe vừa trấn an hành khách: "Đằng nào cũng sẽ tới nhà. Hôm qua tắc đường còn kinh khủng hơn cơ. Với cảnh này, hành khách có khi phải ở trên xe cả ngày lẫn đêm, nôn nao cũng bằng thừa. Nhanh nhất thì 3 giờ tới nhà (Huế) mà chậm cũng phải 5 giờ".Trên chuyến xe "đi để trở về" của chúng tôi toàn những bạn trẻ từ 25 tuổi trở lên và một số du khách người nước ngoài. Mọi người yên lặng nghe lời bác tài nói rồi ngủ 1 đêm. Đến sáng mở mắt ra, xe vẫn còn địa phận tỉnh Bình Định mà lý ra giờ này mọi khi đã đến Quảng Nam. Chuyến đi bị chậm, những khuôn mặt không còn cười nổi, ai ai cũng tự bảo với nhau "Đêm qua tắc đường quá, kiểu gì cũng về đến nhà". Đến 10 giờ sáng, nhà xe chỉ dừng cho hành khách đi vệ sinh, không ăn sáng và sau đó cũng không có ăn trưa mãi cho đến hơn 14 giờ 30 nhà xe đáp đến Huế, tất cả đều đói mệt lả. Cùng trên chuyến xe, Thu Hằng (quê ở thị xã Phong Điền, TP.Huế) theo tuyến xe từ Lâm Đồng xuống Nha Trang; ghép nối vào tuyến Nha Trang - Huế đã làm việc trong nhà vườn trồng hoa của người quen ở Đà Lạt được 8 năm. Thu Hằng cho biết: "Từ ngày 25 tháng chạp, mình chỉ kịp ăn trưa ở nhà, mang một giỏ quà tết ra nhà xe để kịp chuyến. Đến tối xe dừng ở Nha Trang để đổi tuyến, mình ăn tạm ổ bánh mì. Qua ngày hôm sau, nhà xe cũng vội đón trả khách du lịch ở các thành phố nên không dừng ăn sáng hay ăn trưa, cứ thế mình ở trên xe khách 22 tiếng, chỉ còn 2 tiếng nữa là vừa tròn một ngày một đêm ăn uống tạm bợ. Mình mệt, bác tài chở cả đoàn khách về đến Huế cũng mệt, nhưng nghĩ đến chuyến xe tết đã đáp quê hương nên không ai trách móc".Trên hành trình trở về nhà, lướt một vòng mạng xã hội, rất nhiều người đăng cảnh tắc đường với câu cảm thán: "tắc đường ở đây 3 tiếng rồi", "nỗi ám ảnh mang tên tắc đường", "tắc đường, thương hiệu ngày tết"… Bên dưới những dòng trạng thái này, đa số các bình luận đều là những câu hỏi cập nhật tình hình, dự báo tình hình tắc đường trong những ngày tiếp theo. Không chỉ chia sẻ về cảm xúc, nhiều người còn đăng hướng dẫn "cẩm nang tránh tắc đường" để những người khác biết cách tránh những đoạn đường cao điểm, đi vòng vào các tuyến đường vòng, ít xe qua lại.Độc đáo hơn, nhiều người còn đăng những clip thú vị trên đường phố có khi là những cảnh đẹp và có rất nhiều clip ghi lại cảnh các chủ phương tiện lái xe vi phạm lấn làn, vượt không đúng cách mà theo các chủ tài khoản đó "tắc đường thì chịu thôi". "Mình tranh thủ lái xe chở vợ và con về quê sớm hơn so với tết mọi năm, để tránh cảnh tắc đường nhưng mà càng tránh thì cảnh tắc đường càng kéo dài. Mỗi đoạn tắc đường kéo dài từ 3 đến 5 tiếng, các con nhỏ trên xe mình khá mệt nên mình nghỉ trạm dừng chân khá nhiều. Thời gian kéo dài hơn so với dự kiến, nhưng đảm bảo an toàn cho cả gia đình", anh Thành Vinh (quê ở tỉnh Quảng Bình) chia sẻ.